Tầm quan trọng của việc quản lý thái độ dám chấp nhận rủi ro
26.09.2023
tam-quan-trong-cua-viec-quan-ly-thai-do-dam-chap-nhan-rui-ro

Thầy Gustavo Páez, Hiệu trưởng Chương trình Quốc tế tại Hệ thống Trường Tây Úc, chia sẻ về tầm quan trọng của thái độ dám chấp nhận rủi ro cũng như phương pháp xây dựng lớp học tích cực, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh dám chấp nhận rủi ro và phát triển toàn diện.

Một trong những giá trị cốt lõi trọng tâm trong tháng 9 này sẽ là “risk-takers, người sẵn sàng đối mặt với những rủi ro”. Cụ thể hơn, đây là định nghĩa để chỉ những cá nhân luôn chủ động làm những việc mà họ không cảm thấy an toàn hoặc quen thuộc với mình. Điều đó cũng tương tự như việc các em học sinh vượt qua nỗi tự ti để sẵn sàng phát biểu và hỏi về điều mà mình không biết, đủ dũng cảm để nhận ra rằng đó là điều mình chưa biết và không ngại nhận sự giúp đỡ từ người khác; hay thậm chí dám vượt qua nỗi sợ hãi để làm điều mà mình trước đây chưa từng.

Hãy khuyến khích thế hệ trẻ mạnh dạn khám phá thế giới xung quanh và tự tin “phạm sai lầm” trong một môi trường an toàn, nơi mà các em sẽ không bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét hay chỉ trích. Thay vào đó, các em sẽ làm quen, chấp nhận và sẵn sàng đương đầu với những lời chỉ trích này.

Tôi muốn chia sẻ một bài viết được xuất bản tại Edutopia về Cảm xúc Xã hội (SEL) liên quan đến “Lớp học với những học sinh dám chấp nhận rủi ro”. Những giáo viên xuất sắc nhất năm hướng dẫn cách họ khiến cho học sinh cảm thấy đủ an toàn để chấp nhận rủi ro, và thúc đẩy các em làm theo phương pháp của Leticia Guzman Ingram.

Không một ai không mắc sai lầm khi học hỏi. Ngược lại, chúng ta học hỏi được từ những sai lầm của mình. Tuy nhiên, trong lớp học, việc mắc lỗi và chấp nhận rủi ro có thể không được khen thưởng, thậm chí bị chế giễu và trừng phạt không cần thiết.

Một hôm, tôi hỏi cậu con trai 21 tuổi của mình rằng liệu trường cấp 3 có khiến con cảm thấy thoải mái hơn khi mắc lỗi trong lớp không. Cậu nhóc trả lời rằng mình chưa từng mắc lỗi vì cậu bé chỉ làm chính xác những gì mình biết và tự tin là mình sẽ đúng. Điều này khiến tôi băn khoăn về phương pháp dạy học của mình: Liệu tôi có thể xây dựng một lớp học giúp cho học sinh mạnh dạn chấp nhận rủi ro?

Tôi hỏi một cậu con trai khác câu hỏi tương tự và nhận được câu trả lời còn đáng lo ngại hơn. Cậu bé nói rằng mình chẳng bao giờ cần mạo hiểm vì các bài học trong lớp quá dễ. Một băn khoăn khác lại xuất hiện: Liệu tôi có thể thiết kế một tiết học đủ thách thức để các em sẵn sàng mạo hiểm?

Tôi khá chắc rằng chúng ta đều phải thất bại để trưởng thành hơn và mỗi người cần phải thực hiện điều đó qua những tình huống khó khăn cụ thể. Lớp học của tôi nghiêm ngặt đến mức nào? Tôi có tạo ra một không gian an toàn để tất cả có thể thoải mái phát biểu không? Học sinh của tôi có tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, cũng như biết cách chấp nhận rủi ro và thất bại không?

Với rất nhiều câu hỏi, tôi đã họp cùng các nhà giáo xuất sắc nhất bang trong năm 2016 để tìm ra phương pháp khuyến khích học sinh cảm thấy an toàn để chấp nhận rủi ro và thúc đẩy các em vượt qua ranh giới về “những điều mình biết” và “những điều mình nghĩ là biết”.

KHEN THƯỞNG CHO SỰ KIÊN TRÌ

Jean Russell, một giáo viên tiểu học đến từ Indiana, cho biết lớp của cô sẽ bỏ một viên bi vào lọ khi học sinh nỗ lực. Điều đó bao gồm việc thử những cách khác nhau để đọc một tác phẩm mới, giải một bài toán, viết lại một câu hoặc tìm ra sự khác biệt với một người bạn. Những viên bi có nghĩa là khi mỗi học sinh tiếp tục cố gắng thì cả lớp đều được khen thưởng. “Khi chiếc lọ đầy, chúng ta sẽ có một bữa tiệc về sự kiên trì!” Russell nói.

CHIA SẺ NHỮNG SAI LẦM

Giáo viên Christine Porter Marsh tại Arizona luôn sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình trong lớp học. Cô cũng thường xuyên nói với lớp rằng mắc lỗi trong các cuộc tranh luận là hoàn toàn bình thường. “Tôi thà để các em thử và mắc lỗi còn hơn là các em sẽ không bao giờ cố gắng thử làm điều gì đó.” Giáo viên có thể đọc những tác phẩm mới cùng học sinh và suy đoán phần kết thúc của nó. Điều này tuy sẽ khiến các thầy cô mắc lỗi nhiều hơn, nhưng nó có thể cho các em thấy rằng việc mắc lỗi sai là hoàn toàn bình thường.

CHO PHÉP THI LẠI

Để khuyến khích tư duy và tìm tòi những ý tưởng mới, thầy giáo Ernie Lee từ Georgia cho phép học sinh làm lại bài tập dự án và các bài thi. “Điểm số quan trọng, nhưng mục tiêu chính là để các em có thể suy nghĩ và hiểu rõ hơn bài học.” Học sinh sẽ tích góp nhận xét bằng những ý tưởng được cân nhắc kỹ lưỡng để hỗ trợ cho câu trả lời của mình.

KHAI PHÁ TIỀM NĂNG CỦA ĐIỀU “CHƯA LÀM ĐƯỢC”

Điều quan trọng nhất là giáo viên cần truyền đạt được cách học hỏi từ những sai lầm và việc cần làm để cải thiện nó. Giáo viên Natalie DiFusco-Funk từ Virginia nói rằng: “Tôi thường sử dụng cụm từ “Tiềm năng của ‘chưa làm được’.” Điều đó có nghĩa là đối với cá nhân cô ấy và các học sinh của mình, việc các em chưa làm được điều gì đó không có nghĩa là các em không thể làm được nó.

TỔ CHỨC NGÀY FAILURE FRIDAYS

Ý tưởng này đến từ Diane McKee ở Florida. Thứ Sáu hàng tuần, McKee chiếu những đoạn phim về những người nổi tiếng như J.K. Rowling, Michael Jordan hay Oprah Winfrey chia sẻ câu chuyện về cách họ trải qua thất bại trước khi đi đến thành công. Đó là một trong những hoạt động mà học sinh của cô yêu thích.

Khi năm học mới bắt đầu, cá nhân tôi đang nỗ lực để tái tạo lại bầu không khí mới cho lớp mình.

Vài năm trước, tôi thường bắt đầu lớp học bằng cách cho học sinh thấy một điều tôi rất tệ: Môn hacky sack (đá cầu vải). Học sinh phá lên cười khi tôi đá hụt trái cầu và các em biết tôi thật sự rất tệ trong môn này. Tôi mời một em học sinh mà tôi biết là rất giỏi trong môn này lên trước lớp để làm mẫu. Tôi hỏi làm sao mà em lại giỏi như vậy. Lúc đầu có dễ dàng không? Liệu thầy có thể chơi tốt như em không? Liệu em có giúp thầy không? Sau đó chúng tôi đã thảo luận nhóm về việc thất bại và cùng tranh luận rằng luyện tập có thể giúp chúng ta phát triển như thế nào.

Đó là cách tôi sẽ thiết lập bầu không khí trong lớp cho năm học này. Tôi muốn học sinh của tôi tin rằng rủi ro là có giá trị. Tôi muốn xây dựng một lớp học nơi rủi ro được tôn vinh. Tôi muốn học sinh của mình thoải mái mắc lỗi trước mặt bạn bè và hợp tác để tìm ra câu trả lời. Tôi muốn họ cố gắng không chỉ khi họ chắc chắn rằng mình sẽ thành công – tôi muốn một lớp học nơi những em học sinh có thể chấp nhận rủi ro.

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e