Làm sao để con hòa đồng cùng bạn bè?
18.05.2015
lam-sao-de-con-hoa-dong-cung-ban-be

Trẻ đến trường không hòa đồng với bạn bè, nhút nhát, ít nói, ít chơi với các bạn… Điều này cũng khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Liệu con mình có gặp rắc rối về tâm sinh lí? Nguyên nhân khiến bé trở nên như vậy? Làm sao để các bé có thể hòa đồng với các bạn? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và hướng dẫn cách hỗ trợ bé hòa nhập cùng bạn bè nhanh chóng nhé.

1. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi

Nguyên nhân dẫn tới việc không hòa đồng của trẻ có thể là các em thiếu tự tin, nhút nhát. Cha mẹ nên hiểu điều đó và đừng bao giờ chỉ trích, thúc ép trẻ, thay vào đó hãy khuyến khích các em tham gia các trò chơi đội nhóm để hòa đồng hơn. Hãy nói với con rằng: “Nếu con tham gia các hoạt động nhiều hơn, cười nói nhiều hơn thì mọi người sẽ yêu quý con hơn”. Hãy chỉ ra vấn đề giúp con hiểu việc chơi với các bạn sẽ khiến con được quý mến, được chia sẻ.

Trường Tây Úc thường xuyên tổ chức các hoạt động dã ngoại để bé rèn luyện sự tự tin, dạn dĩ.

Khi tham gia vào những hoạt động này, trẻ thấy tự tin hơn, không còn khoảng cách giữa mình và các bạn khác. Dần dần các em thấy hứng thú với những trò chơi này và chơi với các bạn của mình.

2. Khuyến khích con mời các bạn đến nhà chơi

Các bé cùng tuổi nhau dễ chơi và hiểu nhau hơn vì vậy hãy khuyến khích con mời một vài người bạn mà con thấy thích chơi nhất tới nhà mình chơi. Đây là cơ hội để bé thoải mái vui chơi thỏa thích mà không phải e dè bởi bất cứ một tác nhân nào.

Mời một vài người bạn mà trẻ thích nhất tới nhà chơi cùng trẻ sẽ giúp con hòa đồng cùng bạn bè hơn.

Trong quá trình các con chơi với nhau, thỉnh thoảng bạn hãy góp vui với bé bằng những câu chuyện, những trò chơi thú vị. Hãy hòa mình và chơi một cách thoải mái để trẻ cảm nhận được ba mẹ là những người bạn thân thiết.

3. Nói chuyện, chơi với bé

Hãy dành thời gian chơi với các em hàng ngày và nói chuyện với các em thật nhiều để hiểu các bé hơn. Trong quá trình nói chuyện bạn hãy chia sẻ mọi vấn đề với con, khuyến khích bé nói về những người bạn ở trên lớp của mình, nói về cô giáo, nói về không khí lớp học để bé mở lòng mình hơn, đồng thời tạo niềm tin cho bé bằng cách lắng nghe và cho con những lời khuyên hữu ích khi cần thiết.

Dù bận rộn tới đâu cũng dành thời gian để trò chuyện cùng con bạn sẽ hiểu con muốn gì.

Nhiều bậc phụ huynh khi nói chuyện với bé thường không để ý đến cảm xúc của con mà cứ thao thao bất tuyệt, áp đặt con bằng những câu nói mẹ muốn con thế này, mẹ muốn con thế kia, con hãy thay đổi thói quen đó… Tất cả những câu nói đó dường như không đọng lại ở bé bao nhiêu mà ngược lại các cháu thấy mình bị “khủng bố” hơn là được quan tâm. Chính vì vậy, khi nói chuyện với bé hãy thể hiện sự thoải mái, hãy cho bé biết rằng mẹ thật sự muốn nghe con nói, hãy coi mẹ là một người bạn luôn đồng hành cùng con trong mọi tình huống. Nếu bạn làm được điều này, con bạn sẽ tự thay đổi, các bé sẽ thích được hòa đồng với mọi người xung quanh hơn.

4. Cho con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa luôn là phương án hay rèn luyện cho các em tự tin, thân thiện, hòa đồng với bạn bè. Khi tham gia các hoạt động này, con bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với những người bạn có nhiều nét tương đồng. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa thường có nhiều trò chơi ngoài trời và sẽ thu hút các em và qua đó các em có thể kết bạn, chia sẻ với những bạn khác.

Trường Tiểu học và Trung học Tây Úc luôn khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa để các em thân thiện, tự tin và hòa đồng hơn.

Đa số các em học sinh rất thích thú với hoạt động ngoại khóa và tham gia rất nhiệt tình. Đây là cơ hội cho các bé, bạn nên khuyến khích con tham gia, lâu dần con bạn sẽ cảm thấy tự tin

5. Tìm sự giúp đỡ

Việc con không hòa đồng cùng bạn bè là bình thường nhưng nếu bạn đã cố gắng nhưng tình trạng không được cải thiện thậm chí bé còn có những dấu hiệu xấu hơn thì đừng ngần ngại, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý, giáo viên chủ nhiệm hoặc chuyên gia để có phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, hỗ trợ bé bằng cả tất cả tình yêu thương luôn là phương pháp tốt nhất để trẻ tự tin và cởi mở hơn.

Phụ huynh nên giữ mối liên hệ thường xuyên với nhà trường để hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn

Thiên Kim

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e