Học nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu
11.06.2015
hoc-nhieu-nhung-chang-duoc-bao-nhieu

“Con tôi học nhiều, nhưng chẳng được bao nhiêu!”. Đó là lời than phiền của nhiều bậc phụ huynh khi nhắc về việc học của con mình. Trong cuộc sống, đầu tư nhiều chưa chắc đã sinh lời cao cũng như việc ép con trẻ học nhiều nhưng không đạt kết quả tốt do đầu tư không hợp lý.

Học nhiều, nhưng không hiểu

Học nhiều nhưng không hiểu là “căn bệnh” thường gặp của học sinh Việt Nam. Nếu con trẻ dành nhiều thời gian để học, nhưng học mà không hiểu thì thuộc bài là cả một vấn đề. Kể cả thuộc được, thì trẻ cũng khó lòng giải quyết bài tập hoặc áp dụng lý thuyết vào tình huống thực tiễn. Đừng biến trẻ thành một con vẹt chỉ biết học thuộc làu nhưng không thể nhớ lâu.

Học nhiều, nhưng thiếu tập trung

Sự tập trung có vai trò quyết định đối với kết quả học tập. Học nhiều mà không tập trung, mức độ tiếp thu và ghi nhớ sẽ kém, hậu quả là mất thời gian mà hiệu suất không cao.
hoc-nhieu-nhung-chang-duoc-bao-nhieu
Sự tập trung có vai trò quyết định đối với kết quả học tập
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học Tây Úc nhắc nhở: “Một số học sinh thường thiếu tập trung trong lớp với suy nghĩ có thể hỏi bạn bè sau hoặc về nhà xem lại. Đấy là một suy nghĩ sai lầm, bởi lẽ hiểu ngay tại lớp sẽ tiết kiệm thời gian cho con bạn hơn nhiều, và bạn bè của cháu không thể bằng thầy cô trong việc truyền tải kiến thức”.

Học nhiều, nhưng không vào trọng tâm

Có khi nào phụ huynh nghĩ rằng chính việc học quá nhiều là nguyên nhân khiến con trẻ không đạt được kết quả mong đợi? Học không có nghĩa là ghi nhớ toàn bộ nội dung bài giảng và nội dung sách giáo khoa. Mỗi môn, mỗi chương, mỗi bài học chỉ có một hoặc một vài trọng tâm kiến thức chính cần ghi nhớ. Thay vì đầu tư thời gian, tâm sức một cách dàn trải, hãy nhắm vào những trọng tâm để luyện tập cho thật nhuần nhuyễn. Đó là cách “học có chiến thuật” mà cha mẹ nên hướng dẫn cho con trẻ.

Học nhiều, nhưng thiếu động lực

Thiếu mục tiêu sẽ khiến con trẻ không có động lực học tập. Đây chính là nguyên nhân chính khiến trẻ cảm thấy chán ghét việc học.
học nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu
Ông Christopher Poole Jonhson, Giám đốc học thuật chương trình bang Tây Úc chia sẻ: “Các bậc phụ huynh có thể hình dung một người leo núi, càng gần đến đỉnh núi, người leo càng mất sức nhưng mặt khác lại càng quyết tâm hơn. Đó là do họ có động lực. Có thể trong việc học, con bạn đang thiếu một “đỉnh núi” như thế”.
Thầy Christopher cho biết thêm, để học tập có hiệu quả trẻ cần cần tập trung cao độ vào công việc mình đang làm, học nhiều chưa chắc đã tốt, quan trọng là có tiếp thu được hay không. Với các môn khoa học như Toán, Lý, Hóa trẻ nên học theo chuyên đề, bắt đầu nắm lý thuyết, sau đó giải quyết các bài tập liên quan. Trẻ cần sắp xếp lịch học thật nhẹ nhàng sáng đến trường, thỉnh thoảng tham gia các buổi phụ đạo theo lịch nhà trường. Buổi tối, chỉ học khi cảm thấy thoải mái để tiếp thu bài tốt, thời gian rảnh đọc sách ở thư viện.
SaLim

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e