Học sinh thích một giáo viên tiểu học như thế nào?
16.06.2015
hoc-sinh-thich-mot-giao-vien-tieu-hoc-nhu-the-nao

Người lớn thường chỉ hay quan tâm trẻ học giỏi ra sao, điểm số bao nhiêu, xếp hạng thứ mấy trong lớp chứ ít khi quan tâm đến trẻ thích học với một giáo viên tiểu học như thế nào. Ngoài vững kiến thức giáo viên tiểu học chẳng khác gì một người làm nghệ thuật, vừa phải hiền như mẹ, tận tụy như cha, vui vẻ như bạn bè. Đó chính là 3 yếu tố cần thiết để tạo nên môi trường giáo dục tốt và nâng cao nguồn cảm hứng học tập của trẻ.

1. Thầy cô phải thật là vui tính

Ông cha ta vẫn thường nói “Của cho không bằng cách cho”, điều này thật đúng khi so sánh với việc dạy và học. Dù giáo viên có giỏi đến đâu nhưng không biết cách truyền đạt kiến thức thì vẫn xem như thất bại trong nghề nghiệp. Theo các chuyên gia nhận xét, bậc Tiểu học đứng về kiến thức khoa học thì không nhiều nhưng rất khó thành công. Để truyền đạt được kiến thức và giúp trẻ say mê học tập  giáo viên tiểu học phải có kỹ năng sư phạm vững chắc, cách dạy khéo léo, truyền cảm. Đồng nghĩa với việc giáo viên tiểu học phải trang bị cho mình phương pháp dạy học linh hoạt, đặc biệt phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thật tốt.

Với khiếu hài hước thầy Peter khiến học sinh mê tít môn Toán

Sự vui vẻ, hài hước là liều thuốc tốt nhất cho giáo dục. Chính vì vậy mà ngày nay càng có nhiều trường học đặc biệt là trường quốc tế áp dụng phương pháp “vừa học vừa chơi”. Tại Trường Tiểu học và Trung học Tây Úc, các giáo viên tiểu học người nước ngoài luôn biết cách trở thành người quản trò vui tính dẫn dắt tiết học. Em Lê Thái Phương Anh học sinh lớp 2 Trường Tây Úc chia sẻ: “Con thích nhất là được học tiếng Anh, vì thầy giáo dạy tiếng Anh của con rất vui và dạy rất dễ hiểu.”

Ngoài năng khiếu, có thể nói tính cách của thầy cô là nguồn cảm hứng, tác động lớn nhất đến việc học của trẻ. Thầy cô phải là người hiểu tâm lý học sinh, có cách giảng bài một cách ngắn gọn, súc tích để bài học dễ đi sâu vào trí nhớ. Giáo viên càng hài hước, dí dỏm học sinh càng thích học môn đó. Em Phan Thiên Thảo học sinh lớp 4 hào hứng kể: “Lớp học của em rất vui và sạch đẹp. Sở thích của em là học vẽ, em giỏi môn vẽ là nhờ cô Thư”.

2. Cô giáo như mẹ hiền

Trẻ ở những năm tháng đầu đời rất hiếu động, luôn tò mò và thích khám phá những điều mới lạ chính vì vậy để trẻ “ngoan” theo đúng tiêu chí của người lớn rất khó khăn. Trong giai đoạn này dù trẻ có nghịch phá, không nghe lời thì cả cha mẹ và giáo viên cũng không nên la mắng, sử dụng đòn roi để răn dạy. Bạo lực học đường và áp lực tâm lý sẽ tác động xấu đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Giáo viên tiểu học – những người “3 trong 1”

Trong chuyến khảo sát môi trường học tập Trường Tây Úc, Cô Mai Thị Mùi chia sẻ: “Những giáo viên tiểu học như chúng tôi là những người “3 trong 1” vừa làm thầy, làm cha mẹ vừa làm bạn đồng hành cùng trẻ trên con đường chinh phục tri thức và hoàn thiện nhân cách. Ngoài giỏi kiến thức, vững lập trường chúng tôi phải yêu thương trẻ như con của mình vậy có như vậy giữa cô trò mới có sự gắn kết. Mình dạy tận tâm trẻ sẽ học tận sức.”

Với lòng tận tụy trên mà cô Mùi trở thành một trong những giáo viên tiểu học được học sinh yêu quý nhất tại Trường Tây Úc. Em Trần Gia Khải, học sinh lớp 5 thỏ thẻ với chúng tôi: “Cô Mùi là cô giáo mang lại cho em nhiều kỷ niệm nhất. Cô rất hiền hậu và yêu thương học sinh. Cô mang lại cho lớp những câu chuyện cười vui nhộn và đôi khi là những món quà ý nghĩa nữa. Em có cảm giác ngôi trường Tây Úc này là một mái nhà thứ hai của em vậy”.

3. “Cô cùng con tham gia trò chơi nhé!”

Với lối giáo dục cũ mỗi khi bước vào lớp, thầy cô giáo thường kiểm tra học sinh về việc chuẩn bị bài vỡ mà ít khi để ý xem học sinh mong muốn gì ở thầy cô? Việc tạo áp lực học tập sẽ khiến tiết học nặng nề, khó đạt hiệu quả hơn.

Trong môi trường giáo dục tiên tiến, giờ học của học sinh tiểu học rất thoải mái không phải ngồi yên một chỗ như ở trường công. Các giáo viên tiểu học phải khéo léo kết hợp các môn học để tăng hiệu quả giáo dục. Ở Trường Tây Úc, trẻ có thể học Toán trong môn tiếng Anh, học tiếng Anh trong môn Mỹ thuật, học văn bằng âm nhạc nên tiết học rất nhẹ nhàng. Chỉ có vừa học vừa chơi như vậy trẻ mới không bị áp lực, luôn hào hứng với kiến thức mới.

Đồng hành cùng trẻ trong các cuộc chơi

Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ còn rất non nớt và lạ lẫm với cuộc sống. Thay vì để trẻ nói câu “cô cùng con tham gia trò chơi nhé!” các giáo viên tiểu học phải chủ động đồng hành cùng trẻ đặc biệt là trong các hoạt động ngoại khóa, buổi dã ngoại, tham quan viện bảo tàng, nông trại. Từng bước hướng dẫn các em rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao khả năng tương tác, thắt chặt mối quan hệ thầy trò.

Gieo yêu thương gặt được yêu thương, cô bé Nguyễn Quỳnh Trâm, học sinh lớp 6 Trường Tây Úc chia sẻ: “Em cảm ơn các thầy cô đã yêu thương và lo lắng cho chúng em trong những năm qua. Chúng em sẽ cố gắng nỗ lực trong học tập cũng như giữ gìn mái trường Tây Úc thân yêu ngày càng đẹp hơn”.

Ý Linh

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e