Nguyên tắc để kiềm chế cơn tức giận trước con
18.05.2015
nguyen-tac-de-kiem-che-con-tuc-gian-truoc-con

Khi trẻ làm sai một việc gì đó hoặc có thái độ ngỗ ngược, bạn tức giận và rất khó kiềm chế. Những lúc như thế này nếu không biết cách cư xử hợp lí vô tình bạn làm tổn thương trẻ đồng thời các em sẽ không tâm phục khẩu phục mà ngược lại còn có thái độ tệ hơn. Vậy làm thế nào để kiềm chế cơn tức giận trước con? Một số nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn hạ nhiệt trong khi tức giận để lấy lại bình tĩnh giáo dục con cái. Hãy luôn nhớ rằng, cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo trong mọi hoàn cảnh, trường hợp.

1. Không hành động khi nóng giận

Khi tức giận bạn thường mất khôn và hành động theo bản năng hơn lí trí. Vì vậy, khi con làm sai một việc gì hay là bạn thấy không hài lòng với trẻ thì cũng nên giữ thái độ, hành động nhẹ nhàng.
Nếu bạn là người nóng tính và không thể cân bằng tâm trạng lúc đó, hãy im lặng và làm một số hành động như đi rửa mặt, đi uống nước hay làm bất cứ một hành động nhỏ nào miễn sao thấy thoải mái. Chờ sau khi tâm trạng ổn định bạn hãy tiếp tục nói chuyện và phân tích cho con hiểu những đúng sai để từ đó có cách giải quyết thích hợp.

2. Không đe dọa

Rõ ràng việc đe dọa con không được khuyến khích bởi vì khi bạn dùng những lời nói đe dọa sẽ khiến các em thấy không thuyết phục, thậm chí với một số bé ngỗ ngược còn dùng lời lẽ mất lịch sự để nói chuyện với bạn. Lúc này tình trạng lại căng thẳng hơn, từ đó mất đi sự sáng suốt.

Việc đe dọa con khiến bạn mất đi hình ảnh đẹp đẽ thường ngày mà kết quả không như ý muốn

Khi cha mẹ đe dọa con cái sẽ tạo nên một không khí nặng nề mà bản thân các em thấy cha mẹ không xứng đáng để tôn trọng, từ đó có thái độ coi thường. Những lời nói trong lúc tức giận hầu như không sáng suốt và khiến bạn hối hận về sau. Vì vậy, đừng đe dọa con nếu bạn không muốn mình bị xem thường và mất hình ảnh đẹp đẽ thường ngày.

3. Nhớ rằng bạn là tấm gương cho con

Đây cũng là cách hay để phụ huynh kiềm chế cơn tức giận. Hãy luôn nghĩ rằng mình là tấm gương cho con. Vì vậy mình phải biết kiểm soát tốt tâm trạng để dành cho con những lời khuyên hữu ích nhất. Những gì bạn làm hôm nay sẽ là hành động của trẻ vào ngày mai. Khi bạn buông những lời nói tục tĩu, vô tình bạn đang gieo vào tâm hồn trẻ việc nói năng như vậy là bình thường và khi đi ra ngoài, các em cũng vô tư thể hiện như vậy.
Việc dạy con đòi hỏi bạn phải làm gương trong mọi hoàn cảnh, trường hợp. Hãy làm sao cho con tâm phục khẩu phục bạn thay vì sợ sệt, thù hằn. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái như thế nào là tùy thuộc vào sự quan tâm đúng mực của bạn dành cho con. Hơn nữa nếu bạn không không làm gương cho con thì việc dạy con cũng sẽ gặp nhiều rắc rối. Khi trẻ bắt chước hành động sai của cha mẹ, liệu bạn có đủ tự tin nói với con rằng con không được làm thế này thế kia. Một người cha, người mẹ mẫu mực, con cái không chỉ tin tưởng, yêu quý mà còn rất kính kể để bắt chước. Sau này khi lớn lên, con bạn lập gia đình và các em cũng sẽ áp dụng những gì cha mẹ đã dạy cho mình nữa đấy. Vậy nên cách dạy con của bạn hôm nay sẽ ảnh hưởng đến những thế hệ mai sau. Hãy là tấm gương cho con học hỏi bạn nhé.

Cha mẹ hãy là tấm gương tốt cho con trong mọi hoàn cảnh để bé có động lực làm tốt mọi việc

4. Tránh xa hành vi bạo lực

Dù tức giận đến đâu bạn cũng không nên” động thủ” với con. Một cái tát cũng có thể trở thành một trận đòn giữ tợn. Nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng” thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”. Tuy nhiên, biện pháp đòn roi không phải là biện pháp hay cho dù khi con phạm phải những lỗi nghiêm trọng nhất. Khi bạn sử dụng đòn roi sẽ gieo vào lòng các em sự hận thù và đôi khi các em sẽ tự cho mình quyền làm như vậy đối với bạn. Như vậy sẽ gây ra sự căng thẳng lớn và kết quả chẳng tốt đẹp gì.

Hãy luôn bình tĩnh và dịu dàng với con, bạn nhé!

Lời khuyên cho bạn là bất cứ trong trường hợp nào cũng không đánh đập con. Nếu bạn lỡ tay dùng bạo lực khi tức giận, hãy xin lỗi con và biết kiềm chế hơn trong những lần sau. Trẻ được dạy dỗ ngay từ nhỏ trong môi trường gia đình tốt nhận thức và hành động của các em sẽ chín chắn hơn.
Kiềm chế cơn tức giận không phải là chuyện dễ, tuy nhiên bạn hãy cố gắng làm mọi cách để giải tỏa nó. Khi bạn không kiềm chế được cơn nóng giận sẽ có lời nói, hành động không hay đi sâu vào tâm trí con cái. Điều này khiến trẻ bị tổn thương và hậu quả khó lường. Vì vậy, ngay cả khi khó kiềm chế nhất, bạn cũng không nên hành động, đe dọa hay dùng bạo lực. Hãy nhớ rằng, cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo, những hành động đó bạn sẽ bắt gặp thường xuyên ở con cái mình sau này. Hãy là tấm gương tốt bạn nhé!

My Lăng

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e