Mùa thi, mùa lo
03.06.2015
mua-thi-mua-lo
Trong suy nghĩ của trẻ, trường học không chỉ là mái nhà thân thương để trẻ học tập, vui đùa với thầy cô, bạn bè mà còn có cả nổi ám ảnh mang tên thi cử. Mùa thi đến gần là lúc trẻ ngán ngẩm việc học, bị stress nặng vì phải tăng tốc nhồi nhét bài vở.
  1. Ám ảnh mùa thi

Càng cận kề ngày thi, các em học sinh phải bù đầu với lịch học kín mít ở trường, học thêm, học ở nhà với số lượng bài kiểm tra, thi thử dồn dập. Áp lực về khối lượng bài vở đòi hỏi phải tiếp thu càng nhân lên. Học ngày không đủ, nhiều em tranh thủ học đêm, gắng nhồi nhét kiến thức đến mức quá tải.
ap-luc-thi-cu-1-055211385
Áp lực bài vở khiến trẻ sợ thi
Áp lực thi cử khiến nhiều học sinh học dồn ép, nhồi nhét kiến thức nhưng càng học càng quên, càng nhồi nhét càng mất tập trung. Nguyên nhân xuất phát từ khả năng ghi nhớ, tư duy của bộ não. Kiến thức đi vào não cần được tiếp nhận, phân loại và xử lý một cách có hệ thống. Một lượng thông tin ào ạt, tới tấp sẽ khiến bộ não bị quá tải, kém sáng suốt.
Đặc biệt, việc não và các cơ quan trong cơ thể phải “lao động” hết công suất, những căng thẳng, lo âu kéo dài khiến các tế bào thần kinh dần thoái hóa, dẫn đến chức năng của não bộ suy giảm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vùng ghi nhớ, khiến khả năng học tập, tư duy trì trệ.
Bên cạnh đó, tình trạng bồi bổ phản khoa học của các gia đình như cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng sữa hay các thức ăn giàu năng lượng, lạm dụng cà phê, nước tăng lực để “bắt ép” cơ thể thức trắng đêm “chiến đấu” với bài vở khiến não bộ mệt mỏi, học tập không hiệu quả.
  1. Học quá hóa tâm thần

Sợ đi học, căng thẳng khi đến nghĩ đến việc học là bệnh của không ít học sinh trong mùa thi cử. Có thể thấy, trong mùa thi khá nhiều học sinh, đặc biệt là cấp 2-3, bị áp lực học tập và thành tích thi cử đã có những biểu hiện không bình thường về tâm lý. Vừa đưa con đi khám bác sĩ về, chị Nguyễn Thị Hoa (Q.3) hối hận: “Vào đầu năm học lớp 7, gia đình tôi bắt đầu cho cháu đi học thêm rất nhiều. Gần như ngày nào cháu cũng đi học từ 6h30 sáng cho đến 21h mới về đến nhà, chưa có ngày nào cháu được ngủ đủ 8 giờ đồng hồ”. Ngay từ đầu năm, gia đình chị Hoa đặt mục tiêu cho con phải đạt điểm 9 trung bình các môn để sau này dễ chọn trường cấp 3. Áp lực phải học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập khiến cháu bị ám ảnh, nhiều lúc đờ đẫn như người mất hồn.

Thực trạng tự tử trước mùa thi gióng lên hồi chuông cảnh báo về áp lực thi cử
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ bị căng thẳng tâm lý do bị cha mẹ ép học nhiều hoặc buộc phải “chạy đua” để đạt thành tích cao trong học tập thường bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo hoặc lặp lặp lại những hành vi bất thường. Nhiều em sợ đi học, sợ đến trường, các em sẽ sợ hãi trước áp lực học tập quá lớn, nhiều em học trước quên sau, mất niềm tin vào bản thân, tồi tệ hơn là tìm đến cái chết.
Thiên Thanh
Làm sao để học tập tốt nhưng vẫn có thời gian vui chơi, cân bằng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe là bài toán khó đặt ra cho học sinh, phụ huynh hiện nay. Cùng Tiến sĩ – Bác sĩ Biswaroop Roy người duy nhất nắm giữ 2 Kỷ Lục Guinness Thế Giới về Năng lực não bộ và Cơ thể khám phá bí quyết học tập tại Hội thảo “Trí nhớ siêu việt – Tối ưu năng lực bộ não” do Trường Tiểu học và Trung học Tây Úc tổ chức vào ngày 06/05 tới.

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e