Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường, nhiệt độ không khí dao động, độ ẩm môi trường cao,… là cơ hội cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Để chủ động phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, đường ruột cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp sau.
-
Ăn chín, uống sôi
Mùa hè là mùa vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh chính vì vậy phụ huynh cần phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm cho trẻ. Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu, không ăn quả xanh, rau sống, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt.
Mùa hè được coi là mùa ngộ độc thực phẩm, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên.
Các mẹ khi lựa chọn thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, có nhãn mác, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, cho trẻ “ăn chín, uống sôi” đề phòng ngộ độc.
-
Cẩn thận với điều hòa
Để phòng tránh các bệnh về hô hấp phụ huynh cần hướng dẫn trẻ bảo đảm vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, Nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ từ 1-3 lần/ngày bằng dung dịch Natri Clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt. Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng, mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành cho trẻ.
Phụ huynh khi dùng quạt điện, nên đặt quạt hướng về phía tường hoặc màn để làm mát; không để quạt xối gió thẳng vào người trẻ. Với các gia đình có sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-100C hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 280C. Đặc biệt nhớ cho trẻ uống đủ nước để không bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ. Để tránh cho trẻ khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt nên để trong phòng một chậu nước hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng. Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài.
-
Phòng tránh bệnh mùa hè
Thời tiết oi bức rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, mùa hè trẻ rất dễ mắc các bệnh như sốt, chân tay miệng, viêm màng não, sốt xuất huyết… Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ em. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, viêm màng não cha mẹ cần đổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu… Thả cá vào các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, cọ rửa và thay nước thường xuyên. Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước. Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Ngoài ra, cha mẹ nên mắc màn khi trẻ ngủ để tránh muỗi đốt. Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ. Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi để hạn chế và diệt muỗi.
Nếu trẻ sốt từ 38,50C trở lên cần hạ sốt cho bé bằng cách nới rộng quần áo, chườm khăn dấp nước ấm vào trán, nách, bẹn; cho uống thuốc hạ sốt, rồi cho bé đi khám bệnh ngay.
Phước An
Bài viết khác
Liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh: