Nhật ký ở nhà – Thông điệp sống tích cực của WASSers trong kì nghỉ dịch COVID – 19
29.04.2020
nhat-ky-o-nha-thong-diep-song-tich-cuc-cua-wassers-trong-ki-nghi-dich-covid-19

Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, phải thực hiện cách ly xã hội thì các WASSers của Tây Úc cũng phải ở nhà để phòng dịch. Đây là thời điểm để các em nghỉ ngơi và định hướng, thực hiện những sở thích và ước mơ cho riêng mình. Hãy cùng xem những lời tự sự vô cùng thú vị và mang những thông điệp tích cực về cuộc sống qua “Nhật ký ở nhà” của các WASSers nhé.

Trong thời gian nghỉ ở nhà vì dịch Covid – 19, mình vẫn duy trì sự kết nối chặt chẽ và cập nhật thông tin liên tục từ nhà trường. Không chỉ thường xuyên hỏi thăm tình hình sức khoẻ và hẹn ngày sớm trở lại trường mà thầy và trò chúng mình vẫn rất đều đặn trao đổi công việc bài vở, ngay cả khi công việc này được thực hiện online.

Tuy nhiên, trong chuỗi ngày nghỉ học này, mình có nhiều thời gian gần gũi với gia đình, và bộc lộ tình yêu thương trong đó nhiều hơn. Mình có nhiều thời gian hơn để làm những việc mình thích, có thể tự nấu ăn hay chỉ đơn thuần là đọc sách, xem một bộ phim. Nhưng mình thích nhất là đọc những quyển sách “Hạt giống tâm hồn”. Ngoài thời gian học online và giải bài tập, mình thường đem nó ra đọc, đọc mãi từ trang này đến trang kia mà không chán. Bởi mỗi lần đọc là mỗi lần mình học thêm giá trị sống, giá trị làm người. Nó giúp cho mình vượt qua khó khăn, có thể giúp mình đứng lên sau những lần vấp ngã. 

(Khám phá những quyển sách hay là một lựa chọn yêu thích của các WASSers). Ảnh minh họa

Song đó, mình tự làm những công việc mà không cần cha mẹ nhắc nhở như dọn dẹp nhà cửa, phụ mẹ nấu ăn,… thay vì lúc trước mỗi sáng việc chỉ thức dậy và đi đến trường. Chính vì thế mình nhận thấy tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự giác, chỉnh chu, có trách nhiệm với bản thân và quan tâm đến mọi người, gia đình nhiều hơn.

Ngay từ những ngày đầu dịch bệnh COVID-19 bùng phát, mỗi sáng thức dậy, mình đều vào đọc báo để cập nhật tình hình, thông tin. Chưa khi nào mình theo dõi báo chí nghiêm túc như thế. Từ hoang mang, lo lắng, mình biết chọn lọc thông tin một cách thông minh, chừng mực, tự nhắc nhở bản thân phải làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế, biết rằng “ở nhà là yêu nước”. 

Mặc dù đã lớn, mình lúc nào cũng được sự quan tâm, bảo bọc từ cha mẹ. Nhưng từ khi có dịch, mình càng nhận ra và tự ý thức nhiều hơn thay vì đó là lời nhắc nhở. Mình thấy  phải sống có trách nhiệm hơn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang…, giữ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Mình cũng dùng mạng xã hội để chia sẻ những câu chuyện đẹp từ báo Tuổi Trẻ, vì mình biết những thông tin đó sẽ hữu ích với nhiều người. Mình rất chờ đợi và đón đọc những câu chuyện cảm động, bình dị, đời thường nhưng đáng suy ngẫm. Đó là bài “Bà cụ ủng hộ bông tai, tiền chống COVID-19”, hoặc bài “Ấm lòng từng quả bí, chục trứng, mớ rau… bà con gửi vào khu cách ly”, “Hai học sinh đập heo đất ủng hộ phòng chống COVID-19”,…Còn rất nhiều câu chuyện làm ấm lòng người, tích cực, mang giá trị nhân văn cao mà mình cũng như nhiều độc giả khác được may mắn đọc trên báo Tuổi Trẻ. Những thông tin tích cực như vậy làm mình cảm nhận được giá trị cuộc sống trong thời điểm khó khăn này. Từ sự ý thức, tự giác đến cảm nhận tấm lòng của mọi người trong xã hội cùng chung tay làm mình hạnh phúc hơn và có thể trưởng thành nhiều hơn.

Sau kỳ nghỉ dịch này, mình thật sự nhận ra giá trị cuộc sống và tình cảm gia đình nhiều hơn, sự tự giác và sống có trách nhiệm, biết chia sẻ hơn. Ở nhà vẫn vui, và còn nhắc nhở mình biết trân trọng những gì mình đang có, “Sống chậm lại mới thấy điều hay”.

Nguyễn Thị Hồng Hà – Học sinh lớp 12

Chúng ta chắc hẳn đều bất ngờ với độ nguy hiểm của đại dịch COVID -19 lại kéo dài lâu đến như vậy. Mình thật sự cảm thấy rất may mắn khi đang sinh sống tại đất nước Việt Nam. Nhờ có sự dẫn dắt của chính phủ, sự đồng hành và hy sinh của hàng triệu các chiến sĩ, bác sĩ, các tình nguyện viên và toàn thể nhân dân cả nước nên chúng ta đã tạm thời ghi nhận những thành công trong bước đầu chống dịch. Cùng với thông điệp “Ở nhà là yêu nước “, mỗi nhà, mỗi cá nhân đều chọn cho mình mỗi cách sống chậm khác nhau. Riêng mình, đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để có thể lắng nghe chính bản thân, gia đình và cả những ước mơ của mình nữa. Ở nhà mấy tháng liền, mình đã biến khoảng thời gian cách ly xã hội này trở thành một thứ tài sản rất quý báu mà mình có được và cố gắng tận dụng nó một cách hữu hiệu nhất. Nhờ có nó mà mình đã có thể sống từng khoảnh khắc thú vị và tìm đến với niềm đam mê mới trong cuộc sống. Mình đã cố gắng thử nghiệm thật nhiều việc mà trước đây mình chưa thể – dành cả khoảng thời gian này cho những người quan trọng nhất trong cuộc đời, làm những việc khiến mình vui và hạnh phúc, ăn những món ngon và chậm rãi tận hưởng những niềm vui giản dị đời thường bởi vì với mình, thời gian này là vô giá.

học phí chương trình tú tài quốc tế ibdp có cao không

(Các học sinh của WASS đã có những hoạt động thiết thực trong kì nghỉ chống dịch COVID – 19). Ảnh minh họa

Một ngày ở nhà của mình trải qua với các công việc như: Học vẽ tranh với mẹ, tập thể dục cùng với ba, giúp đỡ ba mẹ làm các công việc lặt vặt trong gia đình, luyện tập các bản dương cầm nổi tiếng của nhạc sĩ Beethoven hoặc dành thời gian riêng để nghiên cứu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, sự tồn tại của sự sống trên các hành tinh này. Nghe qua thì có vẻ quá to tát nhưng đó là niềm đam mê của mình. Hay chỉ đơn giản là lặng lẽ ngồi bên ô cửa sổ để quan sát phố xá vắng tanh, chỉ lác đác vài người ngay cả trong giờ cao điểm và ngắm nhìn thế giới xung quanh mình cùng với em gái vào mỗi buổi sáng và trước lúc Mặt Trời lặn. Mình biết rằng trên lãnh thổ Việt Nam, đang có rất nhiều người đang quên mình chống dịch, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần. Giữa đại dịch như thế, ở thời điểm này, mình thấy bản thân là một trong những người may mắn. Dù chưa có thông báo trở lại trường nhưng các bạn ơi: “Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, sống tích cực, hãy tận dụng tốt khoảng thời gian này để làm những việc ý nghĩa khiến ta và người thân hạnh phúc”, bạn nhé!

Hoàng Trần Bình Minh – Học sinh lớp 7B 

Trong thời gian nghỉ học vì dịch COVID – 19, mình đã làm rất nhiều điều hữu ích giúp mình khám phá nhiều hơn về bản thân và kiến ​​thức về thế giới.

Mình đã chờ đợi rất lâu để học tiếng Tây Ban Nha và ôn lại tiếng Trung của mình, và bây giờ thì mình có rất nhiều thời gian và tinh thần thì hoàn toàn hăng hái để học! Hơn nữa, qua nhiều giờ làm bài tập về nhà và ôn các bài giảng, cuối cùng mình cũng đạt được mục tiêu về điểm số IELTS.

Mình nghĩ rằng mình đã bước gần hơn đến sự nghiệp của bản thân hơn bao giờ hết kể từ khi thầy giáo trong câu lạc bộ STEAM gửi cho mình trang web để đăng ký lớp học mã hóa trực tuyến Stanford và mình đã không ngần ngại đăng ký ngay. Đáng buồn thay, mình chưa đủ độ tuổi để tham dự lớp học này và nó đã hết chỗ vì trường chỉ nhận 100 chỉ tiêu nhưng lại có hơn 80.000 đơn đã được gửi. Nhưng không vì thế mà mình nản lòng, mình đã học các lớp học trực tuyến của MIT cho các lập trình viên tiên tiến và mình sẽ tiếp tục học khóa học Khoa học máy tính AP. Chỉ nghĩ tới những việc này thôi là mình đã cảm thấy phấn khởi và năng suất tràn trề rồi. 

Học bằng tú tài quốc tế IB ở đâu

(Khoảng thời gian rảnh rỗi đã giúp các WASSers hoạch định tương lai của mình một cách rõ ràng hơn). Ảnh minh họa

Hơn nữa, mình nghĩ rằng việc làm ra bánh ngọt không phải là sở trường của mình, mặc dù mình rất thích làm bánh. Mình đã hai lần thử làm một một chiếc bánh đơn giản như bánh sandwich Classic Victoria (Các bạn đừng bị đánh lừa bởi tên gọi sang trọng của nó nhé, nó thực sự chỉ là một chiếc bánh xốp bình thường thôi). Nhưng rốt cuộc mình thất bại luôn cả hai. Tuy nhiên, mình lại thử làm qua món crème brûlée và nó rất ngon. Mình cũng tập làm một số món ăn Ý như Lasagna hảo hạng, mì ống Carbonara, và mình đã làm được!

Không chỉ tập trung vào các kỹ năng và tài năng, mình cũng dành thời gian để nghiên cứu về sức khỏe tinh thần nữa. Mình bắt đầu thiền bằng cách hạn chế sử dụng mạng xã hội, cũng như đọc nhiều câu trích dẫn mang nhiều động lực,  thông điệp tích cực mỗi ngày để ghi nhớ mục đích của cuộc sống.

Mình nhớ trường, nơi mình có thể gặp bạn bè và các thầy cô thân yêu của mình mỗi ngày. Mình rất hy vọng có thể trở lại trường thật sớm. 

Phan Bảo Anh – WA10 

Khi các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để tìm ra vắc – xin cho COVID – 19, chính phủ và nhà nước đang vất vả để duy trì nền kinh tế và an sinh cuộc sống, quá trình cách ly xã hội, tự giữ gìn vệ sinh cho bản thân đã không còn là một yêu cầu nữa, nhưng đó trở thành trách nhiệm cho tất cả mọi người. 

Sau một thời gian mệt mỏi phải nằm trên giường cả ngày, mình đã quyết tâm thay đổi và dành thời gian rảnh này để theo đuổi đam mê của mình, mài giũa những điểm mạnh của bản thân. Mỗi ngày, mình “chìm đắm” vào thế giới âm nhạc bằng cách chơi guitar và bắt đầu tự viết những bài hát của riêng mình. Mình bắt đầu nấu ăn nhiều hơn, học các món ăn mới và khám phá sở thích nấu ăn. Mình dần dần thay đổi thói quen ngủ của mình, và điều này khiến cho mình năng động hẳn lên chứ không còn cảm thấy như một con lười vào buổi sáng nữa. Mình khiến bản thân hoạt động thể chất nhiều hơn với các bài tập thể dục  (và mình rất thích thú với sở thích mới này).

ký túc xá trường quốc tế là môi trường giúp học sinh hòa nhập

(Các hoạt động thể chất giúp tinh thần các em thoải mái hơn và bớt nhàm chán). Ảnh minh họa

Mình cũng dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Khoảng thời gian tuyệt vời này cũng cho phép mình tìm và nộp đơn cho một số tổ chức vì cộng đồng trực tuyến nhất định với tư cách là tình nguyện viên (hoặc “đại sứ”) và cũng như săn học bổng. Những hoạt động này đòi hỏi những kỹ năng nhất định mà mình chưa bao giờ thực hành, lại còn giúp mình cải thiện điểm yếu và mài giũa những điểm mạnh. Đây sẽ là những yếu tố giúp mình hoàn thiện hơn hồ sơ học tập của mình. Nói chung, mình đã sử dụng khoảng thời gian nghỉ này cho các hoạt động hữu ích và làm mới lịch trình của mình. Đại dịch này đã khiến tôi nhận ra rằng đôi khi, sống chậm lại không nhất thiết là một điều xấu. Và khi hiểu được điều đó, mình đã bắt đầu phát triển một quan điểm mới về “cải thiện bản thân”.

Nguyễn Tiến Dũng – WA10

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e