Làm sao để khuyến khích trẻ vận động?
06.03.2015
lam-sao-de-khuyen-khich-tre-van-dong
Ngày nay khi cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, trẻ thường có dấu hiệu thích ngồi xem ti vi, chơi điện tử hơn là vận động. Đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe và có nguy cơ gây ra các bệnh như béo phì, bệnh tim, tự kỷ, hệ cơ và hệ xương không phát triển toàn diện. Vì vậy khuyến khích trẻ vận động là việc cần thiết để các em rèn luyện sức khỏe, tinh thần, trí tuệ. Sau đây là một số bí quyết để khuyến khích trẻ vận động, các mẹ nên tham khảo.

1. Cho bé biết sự cần thiết của việc vận động

Việc tập thể dục, tham gia các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát và sáng tạo hơn. Khi trẻ không thích vận động nhiều, bạn hãy đồng hành cùng con để trẻ cảm nhận được sự thích thú, niềm vui khi tham gia các hoạt động này.

lamsaode1
Cùng tập thể dục, tham gia các trò chơi để các em hứng thú hơn với việc vận động
Hãy nói rõ cho các em biết công dụng của việc vận động nhiều đối với sức khỏe. Dành thời gian buổi sáng để tập thể dục cùng con hay chơi các môn thể thao vào buổi chiều tối cũng là một ý tưởng hay. Để con cảm thấy thích thú hơn, bạn cũng có thể khuyến khích con rủ thêm một vài người bạn để cùng tham vào trò chơi này. Những buổi tập luyện đầu có thể mệt mỏi nhưng lâu dần các em sẽ thấy hứng thú và thường xuyên tham gia. Bạn cũng cần chú ý tập luyện vừa sức với con và tăng dần cường độ cũng như thời gian tập luyện để có kết quả tốt nhất.

2. Lên kế hoạch hoạt động ngoài trời cho cả gia đình

Thỉnh thoảng hãy có kế hoạch chơi ngoài trời cho cả gia đình. Điều này không chỉ mang lại không khí vui vẻ, thoải mái cho cả nhà mà còn giúp bé yêu thích vận động hơn. Một số hoạt động cả gia đình bạn có thể tham gia như đạp xe đạp, đi bơi, đi bộ… Với những hoạt động này vừa nhẹ nhàng mà vẫn có tác dụng đối với sức khỏe. Để trẻ thấy những hoạt động này là trò chơi thú vị, hãy động viên các em mỗi khi gặp khó khăn cũng như biết khen ngợi khi các em tham gia tích cực. Trong những hoạt động này, bạn cần tạo được niềm vui cho trẻ. Ví dụ trẻ không thích đi bơi vì sợ nước thì bạn khuyên con đừng sợ. Bạn hãy chủ động xuống bể bơi trước và thoải mái vui đùa để trẻ thấy được niềm vui, sự thích thú, dần dần động viên các em tham gia.

lamsaode2
Hoạt động ngoài trời không chỉ mang lại không khí vui vẻ cho cả gia đình mà còn khơi gợi niềm yêu thích vận động trong trẻ
Một điều đặc biệt nữa bạn không nên so sánh con với những bạn cùng lứa khác. Đừng dùng những câu như bạn A không sợ nước, bạn ấy chăm chỉ đi bơi mà con lại sợ nước, con hãy học tập bạn A… Những câu nói đó vô tình là tổn thương các em mà không mang lại kết quả khả quan. Để khuyến khích các em vận động, bạn cũng có thể đánh vào tâm lý các em như đưa ra những vận động viên nổi tiếng có thân hình vạm vỡ, cao lớn và nói với con rằng nếu con tập luyện chăm chỉ con cũng có thể sở hữu được cơ thể khỏe mạnh như vậy… Điều này sẽ kích thích trẻ nhìn vào đó làm tấm gương cho mình rèn luyện sức khỏe, thân thể.

3. Khuyến khích trẻ chơi với bạn

Các em sẽ thích thú hơn khi có bạn bè cùng chơi, cùng vận động, đặc biệt là những trò chơi mang tính đồng đội. Vì vậy, hãy tạo mọi điều kiện để con có cơ hội tham gia chơi với bạn bè.

lamsaode3
Học sinh trường Tiểu học và Trung học Tây Úc được nhà trường khuyến khích chơi với bạn bè nhằm tạo nên tinh thần đồng đội cao.
 Những trò chơi này không chỉ khiến trẻ nhanh nhẹn hơn mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển của trí não, rèn luyện khả năng làm việc nhóm. Hãy để trẻ kết thân với những người bạn hàng xóm nhà mình, như vậy, các em sẽ được chơi với nhau vào những lúc rảnh rỗi. Điều này tạo nên sự thân mật cũng như những kỷ niệm đẹp để lại dấu ấn sâu đậm cho con sau này.

4. Đừng quá lệ thuộc vào các môn thể thao có tổ chức

Nếu con bạn có chân trong đội bóng đá của lớp cũng chưa chắc chắn bé đã vận động đủ. Thực tế trong quá trình tham gia chơi thể thao, nhiều em lười vận động hoặc thời lượng vận động tương đối ít. Thời gian, cách thức vận động của những môn thể thao như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền hay bất cứ một môn thể thao có tổ chức nào của mỗi bé không đều nhau. Vì thế để trẻ phát triển lành mạnh, hãy tạo cơ hội để trẻ có thể vận động tối thiểu 60 phút mỗi ngày. Thời gian ở trường các bé đã tham gia chơi thể thao nhưng chưa đủ, hãy dành một chút thời gian buổi tối đi bộ hay đạp xe cùng con và nếu được thì hãy tập thể dục hay chơi các môn thể thao khác. Tham gia vào các môn thể thao có tổ chức sẽ giúp trẻ có động lực hơn, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng quá. Song song với quá trình chơi các môn thể thao này hãy giúp đỡ trẻ tham gia với những hoạt động khác.

lamsaode5
Lạm dụng những môn thể thao có tổ chức không tốt cho trẻ vì thời gian vận động trong những môn thể thao này tương đối ít
Trẻ siêng vận động không chỉ tốt cho sự phát triển thể lực mà còn thông minh hơn. Để các em nhiệt tình tham gia vào những trò chơi, hoạt động có ích, các bậc phụ huynh cần có kế hoạch hoạt động ngoài trời cho cả gia đình, tham gia các trò chơi cùng trẻ, khuyến khích con chơi với bạn bè và lưu ý không quá lệ thuộc vào các môn thể thao có tổ chức…. Hãy tạo cảm hứng cho các bé để việc vận động là tự nguyện chứ không phải bắt buộc, tạo áp lực, như vậy mới mang lại hiệu quả cao!
 Thiên Kim

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e