Phát triển hài hoà giữa tri thức và nghệ thuật
05.01.2016
phat-trien-hai-hoa-giua-tri-thuc-va-nghe-thuat
Ngày nay, việc học thêm văn hóa quá nhiều, các chương trình học văn hóa quá nặng đã khiến nhiều trẻ em có xu hướng ngại giao tiếp và thiếu những kỹ năng mềm để thích nghi với môi trường sống bên ngoài trường học. Làm thế nào để giảm áp lực cho trẻ là bài toán mà không chỉ nhà trường mà nhiều bậc phụ huynh hướng tới.
IMG_7078

Con cái chăm chỉ học hành là niềm mong ước của các bậc phụ huynh

Nhiều trẻ phải điều trị tâm lý vì áp lực học tập

Báo chí, truyền thông đưa tin nhiều gia đình đã phải đưa trẻ vào bệnh viện điều trị tâm thần vì áp lực học tập. Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy trong số các bệnh nhân bị tâm thần phải khám và điều trị, có tới 47% là người trẻ (dưới 30 tuổi) và tỷ lệ các em là học sinh, sinh viên chiếm đa phần.

Nhiều trẻ đã có những biểu hiện trầm cảm, muốn tự tử, xa lánh bạn bè người thân, sợ đến trường…. Một thực tế là áp lực bài vở đã khiến các em cô độc, sau khi học bài xong lại thường tìm đến nguồn giải trí là ti vi và smatphone dẫn đến tình trạng các em đã cô độc càng cô độc hơn. Em N.V.T, học sinh lớp 5 ở một trường tiểu học của huyện Cẩm Phả – Quảng Ninh cũng đã bị phát điên vì áp lực học tập, em đã phải nhập viện trong tình trạng không còn kiểm soát được hành vi của bản thân. Trong đầu em luôn có những câu nói chỉ huy, xui khiến, ảo giác. Em Thảo Nguyên, 16 tuổi, học lớp 10 một trường làng ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa cũng không làm chủ được hành vi phải đưa đi điều trị tâm thần ở bệnh viện Bạch Mai vì áp lực học tập. Câu chuyện của một em học sinh lớp 8 chia sẻ trên báo chí rằng: “khi rạch tay em cảm thấy dễ chịu và đó là cách duy nhất để thoát khỏi áp lực học tập” đã khiến không chỉ các bậc phụ huynh đau lòng mà nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần phải xem xét lại chương trình dạy và học hiện nay.

Có quá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị áp lực trong học tập như bệnh thành tích của cha mẹ, áp lực thành tích của nhà trường, chương trình chính khóa học quá nặng, trẻ còn phải học thêm ở nhà thầy, cô, học thêm ngoại ngữ… Tuy nhiên, dù bất kỳ lý do gì thì việc để trẻ bị áp lực trong học tập là lỗi của người lớn. Vậy, làm thế nào để giúp trẻ cân bằng được tâm lý trước khi các vấn nạn khác được giải quyết?

Trẻ cần được vận động nhiều hơn

tre em can duoc van dong nhieu hon
Trẻ em cần sự phát triển hài hòa
Các nhà tâm lý học và giáo dục học đã đưa ra rất nhiều giải pháp về việc cần giảm tải áp lực học tập cho trẻ, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã đề cập đến vấn đề này như; Tạo dựng một môi trường học tập khoa học, thân thiện, khuyến khích động viên trẻ, học cùng trẻ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ v..v… Tuy nhiên, tình trạng không những không được giải quyết mà mỗi ngày, tỷ lệ trẻ bị tổn thương tâm lý càng nhiều hơn. Là một phụ huynh, chúng ta chỉ có một cách duy nhất hãy là người cha, mẹ thông minh, đừng bao giờ tạo áp lực học tập lên chính những đứa con còn non nớt của mình. Đừng bao giờ đặt ra một mục tiêu quá lớn so với khả năng của con để con nhà mình phải bằng “con nhà người ta” mà nên để con phát huy khả năng của riêng mình.

“Sở dĩ Thiên Tùng có thể học giỏi văn hóa một cách nhẹ nhàng hơn so với bạn bè cùng trang lứa vì con được vận động nhiều, con được học nhảy, học hát, học đàn, học đá bóng, đi bơi, chơi bóng rổ sau giờ học tập ở trường. Tôi nghĩ khi con được chơi và học nhưng môn thể thao, nghệ thuật sẽ giúp con có sức khỏe, giúp con thư thái đầu óc để tiếp thu bài vở một cách dễ dàng hơn. Tôi có hai đứa con, cháu nào cũng học rất nhiều môn thể thao và nghệ thuật nhưng các cháu vẫn đạt thành tích cao trong học văn hóa. Chị của Thiên Tùng học rất nhiều môn như: Hát, múa, đàn, nhảy, MC, diễn xuất và đi biểu diễn rất nhiều nhưng vẫn đạt giải 3 toán toàn thành phố. Thiên Tùng cũng có thành tích cao trong học văn hóa.

15 năm đưa con đi học các môn nghệ thuật, thôi có quan tâm theo dõi một số bé tài năng trong showbiz, điều tôi rút ra được là những bé có tài năng nghệ thuật học văn hóa rất tốt. Các bậc cha mẹ không nên nghĩ rằng con mình bài vở quá nhiều học chưa xong thì thời gian đâu cho con học nghệ thuật và chơi thể thao? Tôi nghĩ cứ cho con chơi, con sẽ về làm bài tập nhanh hơn rất nhiều bắt con ngồi trong phòng tự kỷ với đống bài vở. Và có một thực tế thú vị là các bé được vận động nhiều thường nhanh nhẹn và giao tiếp tốt hơn các bé chỉ biết học”

Lê Thu Hương (Phụ huynh học sinh Thiên Tùng – Lớp 5)

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e