Tổng quan về nền giáo dục Úc
19.06.2016
tong-quan-ve-nen-giao-duc-uc

Mỗi Bang được điều hành bởi mỗi chính quyền. Do đó, hệ thống giáo dục của mỗi Bang cũng nằm trong tầm quản lý của chính quyền Bang đó. Mỗi Bang xây dựng và phát triển một chương trình đào tạo riêng. Tuy nhiên, tất cả các Bang và tiểu Bang đều phải tuân theo một chương trình quy chuẩn, dựa trên mô hình chương trình đào tạo của Anh.

du-hoc-uc-1

Úc là quốc gia khá trẻ so với Việt Nam. Năm 1788, Úc trở thành thuộc địa của Anh sau cuộc đổ bộ của người Châu Âu. Ngay từ những ngày đầu, nước Úc được chia theo từng tiểu bang và đến năm 1901, chính quyền liên bang được thành lập bao gồm 6 thuộc địa riêng biệt: Western Australia (Tây Úc), South Australia (Nam Úc), Victoria, New South Wales, Northern Territory và Tasmania. Tiểu bang thứ 7 và là Thủ đô nước Úc (ACT) không lâu sau cũng được thiết lập vào năm 1913, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển bước đầu của các Bang. Mỗi Bang được điều hành bởi mỗi chính quyền. Do đó, hệ thống giáo dục của mỗi Bang cũng nằm trong tầm quản lý của chính quyền Bang đó. xây dựng và phát triển một chương trình đào tạo riêng. Tuy nhiên, tất cả các Bang và tiểu Bang đều phải tuân theo một chương trình quy chuẩn, dựa trên mô hình chương trình đào tạo của Anh. Hệ thống này duy trì mãi cho đến vài năm trở lại đây, khi Chính phủ Liên bang Úc đã quyết định sẽ áp dụng chương trình đào tạo chung của Quốc gia (The Australian National Curriculum) cho toàn lãnh thổ. Đến nay, năm 2016, tất cả các trường học trên khắp nước Úc sẽ áp dụng chương trình khung này. Chỉ duy nhất có một vài Bang vẫn lựa chọn giữ lại tên gọi của chương trình đào tạo của Bang mình, nhưng vẫn tuân theo khung chương trình chung của Liên bang, “Chương trình giáo dục Bang Tây Úc” là một ví dụ.

Giáo dục tại Úc giống như hầu hết các quốc gia phương Tây khác, luôn lấy học sinh làm trung tâm. Học vẹt ít khi xuất hiện, họ chú trọng vào việc giúp học sinh hiểu và áp dụng kiến thức trong quá trình học vào đời sống. Học sinh được khuyến khích học tích cực, tham gia vào hầu hết các hoạt động và có chính kiến của riêng mình.

Suốt những thế kỷ trước tại Úc, học sinh được cấp hai loại giấy chứng nhận trong suốt quá trình học. Cho đến giữa cuối những năm 50 của thế kỉ 20, học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12 thường tham gia vào thị trường lao động tại các doanh nghiệp, và theo học các chương trình đào tạo nghề của chính phủ. Chứng chỉ duy nhất mà học sinh nhận được vào cuối năm học lớp 12 được cấp bởi trường mà các em đã theo học.

du-hoc-uc-2

Nếu học sinh đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở, các em sẽ được nhận chứng chỉ Junior Certificate. Cụ thể, vào cuối năm học lớp 10, học sinh phải trải qua kì thi bắt buộc do Chính phủ Bang tổ chức. Học sinh vượt qua kì thi này sẽ được cấp chứng chỉ Junior Certificate, và tiếp tục theo học lớp 11 và 12. Cuối năm 12, các em học sinh tập trung hoàn thành các môn học quan trọng để nhận Giấy chứng nhận Tốt nghiệp (Leaving Certificate). Để nhận được Giấy chứng nhận này, học sinh phải vượt qua tối thiểu 5 môn học, trong khi những học sinh ưu tú thường chọn thi cả 7 môn học. Kết quả được công bố trên báo giấy vào tháng 12 và mỗi học sinh vượt qua kì thi này sẽ được nhận một bản sao Giấy chứng nhận Tốt nghiệp. Nhìn chung Giấy chứng nhận này cũng chính là giấy trúng tuyển vào đại học.

Năm 1973, Giấy chứng nhận Tốt nghiệp bị loại bỏ, và được đổi tên thành Bằng Tú tài của Bang Bang Ví dụ như Bằng tú tài Bang Tây Úc(Western Australian Certificate of Education). Các yêu cầu đầu vào đại học cũng đã được thay đổi bao gồm Điểm đánh giá xếp hạng ATAR. Bảng điểm xếp hạng này được tính toán thống kê cho mỗi học sinh, và xếp hạng mỗi học sinh dựa trên thang điểm từ 0 – 99.95. Ví dụ, nếu một học sinh có điểm ATAR 66, nghĩa là kết quả thi của học sinh đó tốt hơn 66% so với các học sinh khác ở Tây Úc.

Các trường Đại học ở Tây Úc sử dụng thang điểm xếp hạng ATAR để chứng minh học sinh có đủ khả năng theo học ngành học của họ ở Đại học hay không. Các điểm nhập học dao động giữa các trường đại học nhằm tạo cơ hội cho các học sinh ở mọi cấp độ đều được đi học Đại học. Nếu một học sinh muốn theo học chương trình Cử nhân Thương mại thì điểm xếp hạng ATAR phải là 50, tuy nhiên với chương trình tương tự khi theo học tại các trường uy tín hơn, học sinh cần phải có điểm xếp hạng là 80 hoặc cao hơn.

Các trường Đại học tại Úc tổ chức học kì kép hoặc học kì thứ 3 trong mỗi năm học. Học kì kép giúp sinh viên có kì nghỉ sau mỗi năm học dài hơn. Tuy nhiên, sinh viên lựa chọn theo học chương trình học kì thứ 3 đang ngày một tăng lên. Chương trình này giúp sinh viên lấy bằng tốt nghiệp Đại học chỉ trong 2.5 năm, trong khi học kì kép cần đến 3 năm mới hoàn thành.

Tại nhiều trường đại học, sinh viên ưu tú sẽ có cơ hội được nhận các danh hiệu khuyến khích tinh thần. Các sinh viên có thành tích cao được các giảng viên đặc cách trở thành sinh viên năm 4, và tốt nghiệp với thành tích Cử nhân danh dự (BA Hons). Lợi thế của tấm bằng danh dự, ngoài uy tín,  còn thể hiện các sinh viên này đã hoàn thành xuất sắc năm học cuối và có thể trực tiếp tham dự chương trình Tiến sĩ mà không cần bằng tốt nghiệp sau Đại học hay bằng Thạc sỹ.

du-hoc-uc-3

Ở hầu hết các trường đại học, chương trình học lấy bằng Tốt nghiệp Sau đại học kéo dài 1 năm, trong khi Bằng thạc sỹ phải mất ít nhất 2 năm để hoàn thành.

Giáo dục Úc ở các trường trực thuộc chính phủ rất truyền thống và phần lớn được miễn phí. Ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, phụ huynh chỉ đóng một chi phí nhỏ dưới 1,000 đô la một năm. Tuy nhiên nếu họ không có khả năng chi trả, con họ vẫn có thể tiếp tục đến trường.

Các trường Đại học miễn học phí từ năm 1974 cho đến 1989. Sau đó, Chính phủ Úc cắt giảm trợ cấp và các trường Đai học phải tự cấp ngân sách cho mình. Ngày nay, sinh viên trường đại học quốc gia của Úc được hỗ trợ tài chính để tiếp tục việc học bằng khoản vay HECS, bao gồm cả học phí của các khóa học trong thời gian học Đại học, nhưng sau đó phải được hoàn trả cho Chính phủ một lần sau khi sinh viên bắt đầu đi làm. Những khoản vay này thường khá lớn nhưng được hỗ trợ miễn lãi suất.

Sinh viên quốc tế muốn theo học tại các trường Đại học Úc phải trả học phí dành cho sinh viên quốc tế. Ví dụ để theo học chương trình Cử nhân Thương mại, học phí cho sinh viên quốc tế khoảng 25,000 đô la trong khi sinh viên Úc chỉ trả khoảng 8,000 Đô la / năm. Và sinh viên quốc tế cũng không được hưởng chính sách vay vốn khuyến học.

Ở Việt Nam, nếu học sinh theo học chương trình Đại học tại trường Đại học RMIT, các em thanh toán cùng một mức phí với các chương trình Đại học tương tự khác tại Úc.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ nét hơn về Hệ thống giáo dục Úc. Để đặt những câu hỏi hoặc có thêm thông tin chi tiết về hệ thống giáo dục Úc, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ Bộ phận Học thuật Hệ thống trường Tây Úc (WASS).

Christopher Poole Johnson

Giám Đốc Học Thuật

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e