Làm thế nào khi ở trường con quá nghịch phá?
07.01.2015
lam-the-nao-khi-o-truong-con-qua-nghich-pha

Với các bậc phụ huynh, đau đầu nhất là cách cư xử của bé ở lớp hoàn toàn trái ngược với ở nhà. Nhiều em khi ở nhà ngoan ngoãn lễ phép nhưng đến trường nói năng thô tục, dành đồ chơi của bạn, đánh bạn, không nghe lời giáo viên… Khi con có những biểu hiện này, bạn đừng nên lo lắng quá bởi đó là trạng thái tâm lý thường thấy ở độ tuổi này. Để các em ngoan hơn, các bậc cha mẹ nên tham khảo một số lời khuyên sau đây:

1. Nói chuyện với bé

Dành thời gian nói chuyện với con là việc mà bạn nên làm mỗi ngày. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay với bộn bề công việc nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua việc gần gũi, chia sẻ, tâm sự cùng con để hiểu con hơn. Khi nói chuyện cùng con thay vì chỉ trích những hành động sai trái, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé phạm phải sai lầm từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Nói chuyện với bé thường xuyên bạn sẽ hiểu con và từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bé cư xử đúng đắn

Cũng xin lưu ý các bậc phụ huynh là việc dùng đòn roi với con trong hoàn cảnh này sẽ không hiệu quả mà đôi khi còn phát huy tác dụng ngược. Ở độ tuổi này, các em rất nhạy cảm, nếu không có cách cư xử nhẹ nhàng dễ làm trẻ tổn thương và mọi việc vẫn không được giải quyết.

2. Tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh khiến bé cư xử kém

Bạn cũng nên tìm hiểu kĩ xem nguyên nhân những hành động sai lầm này là từ đâu? Tại sao lúc ở nhà bé ngoan mà đến trường lại đối lập như vậy? Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự phát triển tâm sinh lí trong thời kì này, cũng có thể là do học đòi bạn bè, những người xung quanh hay bắt chước từ phim ảnh… Trong những trường hợp này, hãy hỏi trẻ vì sao có những hành động đó và để cho các em tự nói ra suy nghĩ của mình.

Giữ thái độ nhẹ nhàng, lắng nghe ý kiến của trẻ để các em cảm nhận được cha mẹ là người bạn đồng hành đáng tin cậy

Giữ thái độ nhẹ nhàng, lắng nghe ý kiến của trẻ là cách giúp các em thành thật khi nói chuyện với bạn. Nếu con bạn học đòi từ bạn bè, những đứa trẻ khác thì hãy phối hợp với giáo viên, nhà trường có cách xử lí thích hợp. Nếu nguyên nhân đến từ việc phát triển tâm sinh lí ở tuổi dậy thì hãy nói chuyện và phân tích đúng sai cho cháu nghe để khắc phục.

3. Giải thích cặn kẽ cho bé hiểu

Hãy giải thích cho bé hiểu những hành động đó là sai và bé đã lớn, phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Cho các em biết rằng, việc làm đó hoàn toàn không được ba mẹ, bạn bè, thầy cô ủng hộ. Nếu con còn tái phạm, bạn bè sẽ không muốn chơi với con nữa và mọi người xung quanh sẽ xa lánh.
Một điều nữa bạn không nên bỏ qua đó là nói cho con biết ba mẹ không muốn con vi phạm thêm dù chỉ 1 lần nữa. Nếu bé còn tiếp tục, bạn đừng bỏ qua, hãy khơi lại những lỗi lầm trước, phân tích cho bé hiểu và đề nghị con phải chấm dứt những hành động này.

4. Giữ liên lạc tốt với giáo viên và các phụ huynh khác

Việc giữ liên lạc với giáo viên và các phụ huynh khác nhằm giúp bạn nắm rõ tình hình con mình ở trường như thế nào.

Hãy luôn nắm thông tin về con bằng cách giữ liên lạc với giáo viên, các phụ huynh khác, bạn của con để phối hợp và có phương pháp giáo dục hợp lí

Mặc dù bạn không bên cạnh con 24/ 24 nhưng nếu bạn nắm rõ những thông tin này, chắc chắn bé sẽ ý thức hơn trong những hành động của mình. Đồng thời khi nhận được bất kì phản hồi nào từ phía nhà trường theo chiều hướng tiêu cực, hãy nói chuyện nghiêm túc với trẻ và đề nghị con phải xin lỗi bạn, xin lỗi cô giáo và phải hứa không tái phạm.

5. Đổi môi trường cho bé

Các em thường có xu hướng học đòi nhau và có những hành vi ngang bướng để thể hiện mình.
Nếu lí do chính là môi trường học trong lớp có nhiều bạn ngỗ ngược bạn hãy đề nghị giáo viên tách bé ra nhóm khác có hành vi tốt hơn. Nếu việc này không mang lại lợi ích gì, hãy chuyển trường cho bé, điều này có vẻ rất khó khăn nhưng chúng ta nên làm vì một môi trường giáo dục tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.

Môi trường hòa đồng, cởi mở và đoàn kết trong Trường Tiểu học và Trung học Tây Úc là nơi lí tưởng để các em rèn luyện mình.

Thực tế hiện nay nhiều bé trai thường nghịch phá khi tới trường. Trong trường hợp này, cha mẹ tuyệt đối không la mắng hay dùng đòn roi cho con vì sẽ làm tổn thương tới tâm sinh lí cũng như sự phát triển về nhân cách sau này của trẻ. Thay vào đó, các bậc làm che làm mẹ cần tìm ra nguyên nhân và phối hợp với nhà trường để có cách cư xử cho thích hợp.

Thiên Kim

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e