Đánh con: Sai lầm trường kì của phụ huynh Việt
19.03.2015
danh-con-sai-lam-truong-ki-cua-phu-huynh-viet

“Biết đánh con là không nên nhưng không đánh thì không được, cũng mong con nên người, thương cho roi cho vọt”, đây là chia sẻ của nhiều bậc làm cha mẹ. Lạm dụng đòn roi trong giáo dục con là những câu chuyện không hồi kết của phụ huynh Việt. Liệu những quan niệm như vậy có còn đúng trong cách dạy con ngày nay không? Có giúp con nên người như ý muốn không? Đây thật sự trở thành câu hỏi trăn trở bao bậc phụ huynh.

1. Một đời ân hận bởi triết lý “Thương cho roi cho vọt”

Anh cũng lớn lên như bao người con trai khác ở vùng quê, cũng lập nghiệp, lấy vợ sinh con. Anh làm việc siêng năng, tính tình hòa đồng, vui vẻ giúp đỡ hàng xóm xung quanh. Nhưng đằng sau cánh cửa ấy luôn có một sự thật bị che dấu bởi những mỹ từ đẹp đẽ “là trách nhiệm, là yêu thương”. Cuộc sống mưu sinh khiến anh ngày càng áp lực cơm, áo, gạo, tiền, mỗi ngày khi đi làm về anh đều hằn học trước những vụn vặt cuộc sống và những lỗi nhỏ của con. Ngày qua ngày, anh buồn phiền nhiều hơn vui, cáu gắt, lớn tiếng và dùng đòn roi để dạy đứa con gái lên 8 của mình. Thước, roi mây, bạt tai, anh tin như thế con sẽ chừa tật xấu, không dám tái phạm.

Thời gian cũng trôi đi, con gái anh cũng dần lớn nhưng tuyệt nhiên con không nói chuyện nói với anh, cũng không còn đùa vui như trước. Con mang trên người một nỗi buồn sâu thẩm, không làm anh phiền lòng, cũng không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Rồi một ngày cô bé bỏ đi biệt tích, vợ mất từ lúc con mới sinh ra, anh cho rằng nghiêm khắc để cho con nên người bởi mẹ anh cũng dạy anh bằng cách đó. Sai lầm từ thế hệ này sang thế hệ khác, anh Hùng cũng là một nạn nhân từ cách giáo dục, rèn giũa con quá nghiêm khắc và bạo lực đối với con đã ở trong tiềm thức của anh. Bấy giờ trong anh chỉ còn lại nỗi buồn và ân hận cả đời trước cô con gái bé nhỏ.

2. “Giận cá chém thớt”

Hằng ngày chúng ta đều nghe nói về những mẫu chuyện mẹ chồng nàng dâu “không xuôi chèo mát mái” bởi bất đồng quan điểm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “gia đình không êm ấm”, nhưng trẻ con lại là nạn nhân chính trong những cuộc cãi vã này. Như trường hợp của cô Bích Thủy chia sẻ sau đây:

“Tôi có một người con trai và khi kết hôn đương nhiên là gia đình con sẽ sống cùng tôi. Đến tuổi ngũ tuần, nhà thêm người bỗng chốc cuộc sống thay đổi. Tôi trước đó là người khá khó tính và cưng chiều con trai của mình. Chẳng thế mà, ngay khi con dâu mới về nhà tôi, cứ thấy con dâu sai con trai tôi làm việc nhà là tôi không vừa mắt. Sợ con dâu tự ái, nên tôi không dám nói thẳng với con. Tôi cứ thường hay nói bóng gió với con dâu. Thậm chí có lúc tôi tỏ rõ thái độ không thích, không ủng hộ con dâu khi để con trai mình đi làm về phải làm việc nhà, giặt quần áo, vào bếp.

Con là nạn nhân của những cuộc cãi nhau của những người thân trong gia đình

Ở với nhau, mẹ chồng nàng dâu nhà tôi cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn. Nhất là khi con dâu tôi mang bầu và sinh nở, lối ăn uống và sinh hoạt của nó sao mà khác xa với thời của tôi. Bởi thế, tôi cũng hay rồi mặt nặng mày nhẹ với con dâu. Thời gian cứ thế trôi qua, cháu nội đích tôn cũng lên 3 nhưng tình trạng không vui của tôi và con dâu vẫn cứ dai dẳng. Cháu tôi là niềm vui, là hạnh phúc của tôi, con dâu cũng biết điều này. Mỗi khi có chuyện nó thường hay quát thằng nhóc, tát lên mặt nói những lời bóng gió khiến tôi đâu lòng thắt cả ruột khi thấy cháu chịu đòn vô cớ”.

 3. “Thuốc đắng dã tật”

“Thuốc đắng dã tật” là quan niệm dạy con của những người xưa truyền dạy từ đời này sang đời khác. Các phụ huynh thường áp đặt suy nghĩ lên con, rèn giũa con một cách khắc nghiệt và cho rằng tất cả những điều mình làm đúng, là tốt cho con. Từ đó, trẻ dần mất sự tin tưởng, trở nên trầm cảm và cảm thấy cô đơn vì không tiếng nói chung với bố mẹ.

Dạy con là việc làm cả đời, là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của bậc làm cha mẹ. Nhưng làm sao để dạy con đúng cách, hiệu quả, không sử đụng đòn roi, lạm dụng bạo hành mà vẫn giúp con phát triển lành mạnh? Hiểu được nỗi khổ tâm của các bậc phụ huynh, ngày 29/3 sắp đến, Trường Tây Úc sẽ tổ chức hội thảo “Kỷ luật không đòn roi trong dạy trẻ” với sự tham gia của diễn giả PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó chủ tịch Hội tâm lý học xã hội Việt Nam. Tại hội thảo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích, cung cấp cho phụ huynh những điều cần thiết về việc nuôi dạy trẻ đúng phương pháp, hiệu quả mà không cần phải dùng đến đòn roi, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về trí tuệ lẫn tâm hồn, thể chất lẫn nhân cách, để trẻ lớn lên trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.

Thông tin hội thảo:

Chủ đề: “Kỷ luật không đòn roi trong dạy trẻ”

Diễn giả: PGS.TS Huỳnh Văn Sơn

Thời gian: 9h00 – 11h00, sáng chủ nhật 29/03/2015

Địa điểm: Hội trường toà nhà Indochina, 157 Lý Chính Thắng, p7, Q3, TP. Hồ Chí Minh

Ngay từ bây giờ, bạn có thể đăng ký tham gia miễn phí hội thảo: “Kỷ luật không đòn roi trong dạy trẻ” qua đường dây nóng: 0963.999.701 – 0963.999.702 – 08.6290.5076. 50 phụ huynh đăng ký đầu tiên sẽ nhận được một vé MIỄN PHÍ tham gia khu vui chơi trẻ em Kizworld trị giá 220.000đ.

Len Trần

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e