Những nghiên cứu gần đây về cách thức tiếp nhận thông tin não bộ của trẻ em chứng minh rằng trẻ nhỏ sẽ phát triển tư duy và nhớ bài lâu hơn khi được học các môn học liên kết và có ý nghĩa. Chính vì thế, ba mẹ có thể tận dụng những điểm này để giúp con quen với phương pháp học tập mới: Project-Based Learning.
Phương pháp học tập theo dự án (Project-Based Learning) là phương pháp tiếp cận kiến tạo, nhằm giúp học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu thông tin, bao gồm các điểm nổi bậc như:
- Khẳng định sự đồng bộ về vai trò của quá trình thực hiện (trao đổi, phản ánh, sự hợp tác, phân tích…) và nội dung.
- Nghiên cứu dựa trên sự tò mò và đặt câu hỏi (giữa giáo viên và học sinh).
- Kết quả dựa trên luận điểm của học sinh. Những vấn đề và câu hỏi khó trong chương trình học được thảo luận và giải quyết một cách nghiêm túc.
- Học sinh tích cực tham gia xây dựng kiến thức dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu, xử lý và diễn giải theo nhiều phương pháp khác nhau.
- Hoạt động cộng đồng giúp học sinh học hỏi kiến thức lẫn nhau.
- Quá trình đánh giá được thực hiện liên tục, tiêu chí rõ ràng và có mối liên kết với các sản phẩm cùng hiệu suất làm việc của học sinh trong quá trình học.
Giúp con làm quen với phương pháp học theo dự án như thế nào?
Trẻ em được sinh ra với sự hiếu kỳ và ham học hỏi. Phụ huynh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà trường và giáo viên nuôi dưỡng sự yêu thích học tập bằng cách:
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trong mọi lĩnh vực.
- Xây dựng văn hóa ham học hỏi và đối thoại tôn trọng giữa các thành viên trong gia đình.
- Quan tâm đến những vấn đề trẻ đang được học ở trường và kiên nhẫn giúp con mở rộng kiến thức bên ngoài nhà trường.
- Hình thành thói quen hợp tác, hỗ trợ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết.
- Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tư duy logic và phân tích đánh giá vấn đề.
Học tập theo dự án và phương pháp giáo dục STEAM
Học tập theo dự án là một phần không thể tách rời của phương pháp giáo dục STEAM với mục đích không chỉ giúp học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, mà còn để phát triển các kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21 bao gồm: Tư duy phản biện, phân tích, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp hiệu quả. Phương pháp này giúp học sinh suy nghĩ và hợp tác nghiêm túc trong các dự án để có được những hiểu biết chuyên sâu về Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Nghệ thuật và Toán học.
Parvareshkhah Jahangir
Giáo viên STEAM