Trong bản tin đầu tiên của năm học 2024 – 2025, Thầy Gustavo Páez – Hiệu trưởng Chương trình Quốc tế tại Hệ thống Trường Tây Úc – sẽ chia sẻ về hai trong số những giá trị cốt lõi quan trọng tại WASS: Phương pháp để giao tiếp hiệu quả và Thái độ dám chấp nhận rủi ro.
Chúng ta đang bắt đầu năm học mới với một vài thay đổi và điều chỉnh. Nhà trường vẫn luôn chú trọng đến nhu cầu của các em học sinh với mong muốn tạo nên một môi trường học tập tốt hơn.
Trong tháng này, chúng ta đã bắt đầu triển khai hai giá trị cốt lõi. Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp để trở thành một người có khả năng giao tiếp hiệu quả. Đây chính là yếu tố không thể thiếu giúp chúng ta nâng cao hiệu quả giao tiếp và đạt được mục tiêu của mình. Tất cả chúng ta dành hầu hết thời gian để giao tiếp, nhưng rất ít khi chúng ta dành thời gian để suy ngẫm về phạm vi thông tin mà mình truyền tải và việc người khác tiếp nhận những thông tin đó ra sao.
Thúc đẩy quá trình luyện tập và phát triển kỹ năng này là nền tảng để xây dựng sự tự tin cùng lòng tự trọng, đồng thời nâng cao khả năng lập luận và phản biện một cách thông minh và thuyết phục.
Giá trị cốt lõi thứ hai và cũng gắn liền với một trong những phẩm chất trong Hồ sơ Người học IB là thái độ dám chấp nhận rủi ro. Những thử thách mà các em phải đối mặt hàng ngày nên được xem là cơ hội để phát triển cá nhân. Qua đó, các em có thể tự chịu trách nhiệm một cách trung thực về kết quả học tập mà mình đạt được, cũng như có động lực để phát triển khả năng lãnh đạo thông qua những hoạt động nằm ngoài vùng an toàn của bản thân. Việc có đủ tự tin để giơ tay phát biểu trong lớp và mạnh dạn đề nghị giáo viên giảng giải thêm về những gì đang học chính là dấu hiệu rõ nét của thái độ dám chấp nhận rủi ro.
Tôi cũng muốn chia sẻ một vài gợi ý để các Phụ huynh có thể thực hành với con em của mình.
Những học sinh dám chấp nhận thử thách luôn mạnh dạn để thử những điều mới lạ. Các em sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề theo nhiều cách khác nhau.
Phụ huynh có thể giúp các em học sinh phát triển tinh thần dám chấp nhận thử thách tại nhà như thế nào?
Nếu học sinh cảm thấy không thoải mái khi thử những điều mới, hãy khuyến khích các con trải nghiệm một lần, sau đó suy ngẫm xem liệu học sinh có thích hoạt động đó không và có cảm giác thế nào khi được thử một điều mới lạ.
Các con có thể đặt ra một số mục tiêu ngắn hạn. Phụ huynh hãy cân nhắc những hoạt động có thể làm cho học sinh cảm thấy bối rối. Trong tuần, con có những mục tiêu nào? Các con có thể đặt ra các mục tiêu như:
- Nêu lên ý kiến trong lớp
- Dành thời gian giờ giải lao cho một bạn mà con không thường chơi cùng
- Gọi một món ăn khác trong thực đơn
- Tham gia một hoạt động mà con chưa từng thử trước kia
Hãy giải thích kỹ lưỡng cho con sự khác biệt giữa thái độ dám chấp nhận rủi ro qua việc thử những điều mới lạ.