Thầy Gustavo Páez, Hiệu trưởng Chương trình Quốc tế tại Hệ thống Trường Tây Úc (WASS), có đôi lời chia sẻ về sự kiện lớn nhất trong năm – Triển lãm năm học.
Nhân dịp sự kiện “lớn nhất trong năm” sắp diễn ra, Nhà trường kính mời toàn thể cộng đồng WASS cùng đến tham dự để có cơ hội chứng kiến sự tiến bộ và trưởng thành của các em học sinh trong suốt năm học vừa qua, thông qua các phương pháp tiếp cận môn học đa dạng đang được triển khai tại WASS, đặc biệt là phương pháp Project-based Learning.
Phương pháp này được áp dụng nhằm mang đến một chiến lược toàn diện, tạo cơ hội để tất cả học sinh cùng nhau tham gia và phát triển dự án. Phương pháp Project-based Learning giúp học sinh trở thành những con người độc lập với những nét độc đáo riêng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng phương pháp này giúp cải thiện năng lực học tập, đảm bảo chuyên cần và khuyến khích học sinh tham gia tích cực hơn trong lớp.
Thông qua bài viết “Phương pháp Project-Based Learning là gì?” được chia sẻ bởi trường Pear Tree, tôi muốn nhấn mạnh hơn nữa phương pháp đặc biệt đang được triển khai tại WASS này.
Project-Based Learning hay PBL là một phương pháp giảng dạy được áp dụng bởi nhiều trường học. Với phương pháp này, học sinh sẽ tham gia vào các dự án thực tế có ý nghĩa đặc biệt với cá nhân các em.
Đối với một chương trình giáo dục ứng dụng phương pháp này, học sinh sẽ thực hiện một dự án trong khoảng thời gian dài. Quá trình này có thể kéo dài trong 1 tuần hoặc cả 1 kỳ học.
Các dự án đòi hỏi học sinh cần giải quyết một vấn đề thực tế hoặc trả lời cho những câu hỏi phức tạp. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ thể hiện kiến thức và kỹ năng mình tiếp nhận được thông qua một bài thuyết trình.
Phương pháp học tập đổi mới này mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh. Nó giúp học sinh phát triển kỹ năng quan trọng trong thế kỷ 21 như tư duy phản biện, hợp tác, giao tiếp và sáng tạo.
Chương trình học ứng dụng phương pháp Project-based Learning đòi hỏi học sinh tập trung vào việc trả lời các câu hỏi, giải quyết các thách thức và vấn đề.
Điểm nổi bật trong phương pháp này là học sinh có quyền được lựa chọn những kiến thức mình mong muốn được học. Điều này giúp phát triển các thói quen học tập tốt, đồng thời nuôi dưỡng niềm đam mê học tập suốt đời của học sinh.