Bảo tàng Tôn Đức Thắng – Nơi những câu chuyện lịch sử được tái hiện
01.12.2018
bao-tang-ton-duc-thang-noi-nhung-cau-chuyen-lich-su-duoc-tai-hien

Tháng 12 này, học sinh lớp 11 chúng em đã được đến tham quan Bảo tàng Tôn Đức thắng dưới sự hướng dẫn của cô chủ nhiệm kết hợp cùng giáo viên bộ môn Lịch Sử. Bảo tàng được thành lập nhân kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/1988), là một trong hai bảo tàng danh nhân của cả nước có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu một cách có hệ thống và đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Bước vào bảo tàng là Phòng tưởng niệm với gian thờ thật trang trọng và tôn nghiêm. Cạnh đó là Phòng trưng bày “Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng” theo tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn cận hiện đại. Ấn tượng nhất với em ở căn phòng này đó là hầm xay lúa nơi bọn giặc đã bắt giữ Bác Tôn. Tại đây, nhà tù đã trở thành nơi Bác gắn kết các đồng chí anh em và hướng họ đi theo cách mang để chống lại chế độ bạo tàn. Còn có mô hình trưng bày nổi bật mà em rất chú ý, về sự kiện Bác Tôn kéo cờ ở Biển Đen để phản đối âm mưu can thiệp của các nước đế quốc chống nước Nga Xô viết, bảo vệ Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới.

 Đến với căn phòng “Bác Tôn tại ATK- Việt Bắc”, em được hiểu rõ hơn về cuộc sống sinh hoạt nơi núi rừng hiểm trở và vai trò của Bác Tôn trong suốt 09 năm kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Cuối cùng, chúng em được tham quan căn phòng trưng bày các Tác phẩm mỹ thuật về Bác Tôn với các chất liệu khác nhau do nhiều họa sĩ, nghệ nhân thể hiện, để lại cho thế hệ sau những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Chuyến tham quan Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã đọng lại trong em rất nhiều điều, giúp em hiểu thêm về giai đoạn lịch sử hào hùng với vị Chủ tịch kính yêu Tôn Đức Thắng – một con người khiêm tốn, giản dị, lănh tụ của giai cấp công nhân đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách mạng giải phóng dân tộc.

Nguyễn Hải Uyên – Học sinh lớp 11

Chuyến đi thực tế vào ngày 21/11 vừa qua đã đem đến cho em thật nhiều trải nghiệm và bài học bổ ích. Đến với bảo tàng, em được tiếp cận gần hơn với một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử nước nhà – Bác Tôn Đức Thắng.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người đầu tiên được trao tặng huân chương Sao Vàng, là một tấm gương sáng với hơn 60 năm hoạt động cách mạng. Bảo tàng đã tái hiện lại sống động tiểu sử, gia phả của Bác Tôn, ATK Việt Bắc và những giai đoạn đầy biến động trong cuộc đời của Bác. Lại không thể không nhắc đến các bức chân dung của Bác Tôn được làm từ nhiều loại vật liệu như hạt cườm, cúc áo, lá thốt nốt khiến chúng em phải dừng chân quan sát rất lâu.


Ấn tượng nhất có lẽ là nhà tù Côn Đảo, nơi Bác đã dành suốt 15 năm ở đó. Bảo tàng đem đến một cái nhìn rõ rệt hơn về nhà tù của chế độ đế quốc xâm lược thông qua những mô hình sáp của các tù nhân đang lao động khổ sai ở hầm xay. Đặc biệt là Xà Lim số 15 – nơi Bác bị bắt nhốt cùng những tù nhân cứng đầu và nguy hiểm sau khi vượt ngục bất thành. Tại đây, Bác đã gắn kết, tượng trợ, giáo dục và cảm hóa những người tù thường phạm và biến nhà tù thành một trường học cách mạng giúp mọi người đoàn kết đấu tranh và vững lòng tin vào ngày chiến thắng. 

Đọng lại trong tâm trí em còn có câu nói rất hay của Võ Văn Kiệt về con người vĩ đại này: “Sự sống hôm nay và mai sau sẽ làm cho Bác Tôn kính yêu của chúng ta trở thành bất tử.” Đúng vậy, tấm gương sáng chói và tấm lòng yêu nước của Bác Tôn Đức Thắng sẽ sống mãi với thế hệ mai sau.

Trần Ngọc Hoàng Nghi – Học sinh lớp 11

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn tuyển sinh:

Đăng ký tư vấn

zalo-oa
Cơ Sở Mầm Non 260
260DBP
260 Điện Biên Phủ, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Mầm Non 35
35NHC
35 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ Sở Tiểu Học
43NT
43 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở Quốc Tế
157LCT
157 Lý Chính Thắng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Cơ Sở THCS & THPT
84BHTQ
84 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM
ĐẶT LỊCH THAM QUAN

Bước 1: Chọn cơ sở tham quan trường

Bước 2: Thông tin của bạn

right arrow time clock pin e